GIỎ HÀNG

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng
Tổng số phụ: 0 đ

Sản phẩm mới

CÂY BẠCH ĐÀN CHANH

CÂY BẠCH ĐÀN CHANH

Giá khuyến mãi: 60.000 đ
100.000 đ
60.000 đ
Thêm giỏ hàng
THAN NƯỚNG BBQ

THAN NƯỚNG BBQ

Giá bán: Liên hệ
Liên hệ
Thêm giỏ hàng
Giấm gỗ sinh học CHANABICO

Giấm gỗ sinh học CHANABICO

Giá bán: Liên hệ
Liên hệ
Thêm giỏ hàng

Lợi điểm và ứng dụng của Than sinh học


Lợi điểm và ứng dụng của “Than sinh học

Một trong những sản phẩm mới có thể giúp cải tạo đất canh tác và giảm thiểu phát thải khí gây hại cho môi trường là ‘than sinh học’.

Sản phẩm này có những lợi điểm gì và nó được triển khai sản xuất tại Việt Nam ra sao?

Lợi điểm và ứng dụng

Phó giáo sư- tiến sỹ Hồ Sơn Lâm, trưởng Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, trình bày một số công dụng của than sinh học:

Tức các loại hoạt tính từ thực vật trộn vào phân và có tác dụng đối với cây trồng. Thứ nhất nó vừa giữ được độ ẩm trong đất, thứ hai hấp thu các kim loại nặng; nên cũng tốt.

Những lợi điểm và ứng dụng của sản phẩm than sinh học cũng được tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, chủ tịch Hội đồng Trung Tâm Giáo dục Môi trường và Phát triển, gọi tắt là CERED, ở Hà Nội đánh giá như sau:

Biochar là bất kỳ vật liệu hữu cơ nào như trấu, lõi ngô rồi các sản phẩm của nông nghiệp mà đưa vào đốt yếm khí thì quá trình của nó sẽ cho ra sản phẩm biochar. Nó cũng có thể từ bất kỳ loại nguyên liệu nào kể cả phân bò, phân lợn hay bất kỳ sản phẩm hữu cơ nào.

Bản thân biochar quan trọng vì có đặc điểm quan trọng là kiểm tra cấu trúc nano của nó, với rất nhiều lỗ hổng trong đó, từ đó nó bám được những gốc của những chất hóa học, phân bón, của các chất dinh dưỡng. Và đồng thời nó cũng rất tốt giúp thay đổi cấu trúc của đất, làm cho đất tốt lên, làm đất hấp thụ nước, phân bón, chất dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều lần so với ban đầu.

Biochar là bất kỳ vật liệu hữu cơ nào như trấu, lõi ngô rồi các sản phẩm của nông nghiệp mà đưa vào đốt yếm khí thì quá trình của nó sẽ cho ra sản phẩm biochar. Nó cũng có thể từ bất kỳ loại nguyên liệu nào kể cả phân bò, phân lợn hay bất kỳ sản phẩm hữu cơ nào

TS Nguyễn Hữu Ninh

Chính vì vậy biochar trở thành một giá thể mà người ta có thể trộn theo tỷ lệ: 5%, 10% hay nhiều hơn nữa tùy thuộc vào chất đất ở đó. Tức khi phối trộn với phân hữu cơ, phối trộn với những hợp chất có lợi khác, bản thân nó trở thành một dạng phân bón rất tốt cho đất, có thể năng suất cây trồng tùy loại có thể tăng từ 30% đến 200%. Đối với ngô thông thường thì tăng năng suất từ 30-50% là chuyện bình thường. Còn đối với cây ớt hay những loại cây khác có thể lên đến tận 200%.

Bên cạnh tăng năng suất như vậy thì nước sử dụng giảm rất nhiều. Nó cũng làm cho miễn dịch thực vật tăng, sản phẩm ra hữu cơ hơn. Bằng chứng thuyết phục là ngay tại Long An, khi chuyển đổi trồng lúa trên đất xấu sang trồng ngô. Cũng một năm ba vụ và sử dụng kết hợp với những cách canh tác mới cộng với biochar có thể làm cho thu nhập của người nông dân tăng gấp từ 3 đến 5 lần so với trồng lúa. Nếu so với trồng lúa đạt được 20-30 triệu/một héc ta/một năm sau khi trừ tất cả chi phí, trồng ngô có thể tăng gấp từ 2-3 lần thậm chí là hơn.

Như vậy trên tất cả mọi phương diện, biochar là một ứng dụng rất quan trọng đối với nông nghiệp mà như cựu phó tổng thống Al Gore của Mỹ đã nói: đây là phân bón của thế kỷ 21.

Theo phó giáo sư- tiến sĩ Hồ Sơn Lâm thì lâu nay tại Việt Nam cũng có triển khai sản xuất than sinh học vì ông cho rằng qui trình sản xuất loại than được gọi là sinh học này cũng đơn giản, dễ làm. Ông nói:

Dễ thôi, đối với các hộ gia đình người ta vẫn làm được. Ví dụ chỉ bằng một thiết bị bằng sắt hay inox, người ta để các ‘biomass’ vào trong đó và đốt bên ngoài, sau một thời gian bên trong thành than chứ không cháy hết.

Tôi biết bên Bộ Khoa học- Công nghệ người ta cũng đã phổ biến ra cho các hộ nông dân làm rồi.

Dự án lớn ở Long An và khả năng ứng dụng đại trà

Tuy nhiên theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, người đang hợp tác với Công ty Eco Farm tại Thủ Thừa, tỉnh Long An triển khai dự án than sinh học tại đó cho biết ngay cả dự án qui mô lớn tại Long An với sự hỗ trợ công nghệ từ nước ngoài trong phạm vi chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đang trong giai đoạn chạy thử và những dự án nhỏ than sinh học phổ biến đại trà cho người dân như ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cũng cần phải có những nghiên cứu thêm.

Chúng tôi đang nghiên cứu tiếp vì mô hình lớn và giá thành cao; bở vì chừng 7- 8 tỷ đồng Việt Nam một thiết bị như thế. Nhưng đây là trong chuỗi kép kín của một dự án nên hoạt động rất có hiệu quả.

Chúng ta đi theo hai hướng: một là sản xuất lớn (biochar) bài bản về công nghệ và đắt tiền hơn; thứ hai sản xuất theo cách thủ công, bán thủ công, bán tự động theo mô hình hộ gia đình, các hộ gia đình, một làng, một xã với một hệ thống như thế

TS Nguyễn Hữu Ninh

Thế nhưng khi phát triển đại trà, phổ cập rộng rãi biochar thì chúng tôi đang nghiên cứu tiếp như tại Quảng Nam và trên Tây Nguyên… Chúng tôi nghiên cứu những mô hình rất nhỏ mà có thể những hộ nông dân, thậm chí một hộ nông dân cũng có thể sản xuất biochar tại nhà mình với công suất nhỏ; thiết kế thủ công mà giá thành rất rẻ. Họ có thể sản xuất biochar bằng các sản phẩm trấu, lõi ngô hay những phế phẩm nông nghiệp khác có thể làm được ngay tại chỗ.

Như vậy chúng ta đi theo hai hướng: một là sản xuất lớn bài bản về công nghệ và đắt tiền hơn; thứ hai sản xuất theo cách thủ công, bán thủ công, bán tự động theo mô hình hộ gia đình, các hộ gia đình, một làng, một xã với một hệ thống như thế.

Chúng tôi đang làm việc đó.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh cũng đưa ra đánh giá về dự án đang thực hiện ở qui mô lớn cũng như đưa ra áp dụng đại trà:

Hiện nay vẫn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm sau khi lắp ráp, bởi vì mới đưa vào vận hành vào tháng 12, đến nay mới được 2 tháng. Chúng tôi đang đưa vào chạy vận hành với những hệ thống khác nhau và các đầu vào khác nhau như trấu và các sản phẩm nông nghiệp khác; thử nghiệm tất cả những nguyên liệu đầu vào. Để từ từ xem mức độ hoạt động như thế nào và khả năng ra làm sao tại Việt Nam.

Theo tôi đây là một bước rất quan trọng mang tính đột phá là đưa biochar vào Việt Nam ở qui mô sản xuất công nghiệp.

Ông Nguyễn Trần Bảo Xuân, giám đốc Công ty Nông Lâm Nghiệp Sinh Thái, đơn vị lâu nay đang giới thiệu về than sinh học cho người nông dân và tham gia vào dự án than sinh học tại Eco Farm Long An cho biết hoạt động thử nghiệm và phản hồi từ những nông dân sử dụng qua sản phẩm than sinh học:

Dự án của chúng tôi là triển khai trực tiếp cho nông dân. Chúng tôi triển khai hội thảo giới thiệu cho nông dân than sinh học là một tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, đây là dạng phân bón thế hệ mới. Sau khi triển khai chúng tôi làm trực tiếp với nông dân không thông qua đại lý hay một kênh trung gian nữa.

Chúng tôi tiến hành tổ chức hội thảo tại một địa phương trên đơn vị hành chính xã tổ chức khoảng 4-5 cuộc, mỗi cuộc từ 50-70 người. Hiện (biochar) còn rất mới.

Ớ góc độ khoa học, mình đánh giá biochar là tốt, dĩ nhiên trong khi sử dụng cũng phải kèm đạm, NPK, Kali nữa.

Hiện chúng tôi chưa thực hiện hết một vụ. Tại Long An chúng tôi triển khai trên tổng cộng 300-400 héc ta là vùng lớn, còn như tại An Giang và Kiên Giang thì sử dụng trên rau, ở Phú Quốc và Gia Lai thì trên hồ tiêu với diện tích không đáng kể so với ở Long An.

Trong vấn đề biochar còn đòi hỏi phải có nghiên cứu tổng thể trên nhiều phương diện khác nhau về mặt khoa học kỹ thuật. Cho nên việc ứng dụng còn tùy thuộc vào từng địa phương, từng quốc gia và từng cây trồng trên địa bàn khác nhau. Có nơi rất phổ cập như Haiwaii, nhưng có nơi khác mức độ vừa phải thôi

TS Nguyễn Hữu Ninh

Đánh giá thì chưa có gì tiêu cực: hiệu quả tăng lên, thân cây, lá cây có sự khác biệt. Đại khái là thế, chưa thể đánh giá sâu hơn, chúng tôi đang theo dõi kỹ thuật.

Ứng dụng trên thế giới

Trên thế giới công tác ứng dụng than sinh học theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh cũng đang còn tiếp tục vì vẫn có một số ý kiến tranh cãi về loại vật liệu này, ông cho biết:

Biochar đã được ứng dụng nhưng chưa phổ cập trên thế giới, ví dụ như ở Mỹ, Úc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan … và ở Châu Phi. Trên website International Biochar Institute, chúng ta thấy có một số hiệp hội biochar trên thế giới. Nhưng để nghiên cứu về biochar thì đây còn là một câu chuyện dài kỳ trong việc đánh giá từng địa bàn cụ thể, chất đất cụ thể, địa bàn cụ thể. Và phải xem xét các tác động của nó, vì vẫn có ý kiến cho rằng bản thân biochar còn có những tác động không hoàn toàn tốt. Có thể có những loại đất, thổ nhưỡng không phù hợp thì có những tác động ngược lại…

Rõ ràng trong vấn đề biochar còn đòi hỏi phải có nghiên cứu tổng thể trên nhiều phương diện khác nhau về mặt khoa học kỹ thuật. Cho nên việc ứng dụng còn tùy thuộc vào từng địa phương, từng quốc gia và từng cây trồng trên địa bàn khác nhau. Có nơi rất phổ cập như Haiwaii, nhưng có nơi khác mức độ vừa phải thôi.

Ngoài ra còn tùy thuộc vào công nghệ cụ thể và giá thành đầu vào nữa. Ví dụ có nơi trấu là một mặt hàng đắt tiền, chứ không rẻ được dùng cho mục đích khác, như làm đất utelite … hay cho những công việc khác. Nên đầu vào còn tùy thuộc vào những nơi khác nhau.

Thông tin cho biết trong thời gian vừa qua, Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa Việt Nam cũng tiến hành nghiên cứu sản xuất than sinh học. Mục đích nhằm tận dụng nguồn phế phẩm từ nông nghiệp được cho biết mỗi năm lên đến chừng 80 triệu tấn tại Việt Nam.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

Nguồn internet: https://www.rfa.org/

 

Bài viết liên quan


Bản quyền © 2021 CHANABICO.COM - Phát triển bởi CHANABICO.,LTD - All Rights Reserved

Online: 1

Tổng truy cập: 209082

Hotline: 09 35 13 17 27 Sale
icon
icon
icon